-
1993
Thành lập với chưa tới 100 nhân sự đầu tiên chủ yếu là xuất thân từ Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng của Trường Đại Học Xây Dựng.
-
1994
Xác định phương hướng thực hiện các dự án đòi hỏi chuyên môn cao, khác biệt, vừa thiết kế và thi công theo mô hình chìa khóa trao tay.
-
1995
Khẳng định được ưu thế cạnh tranh so với nhà thầu nước ngoài trong thi công cọc khoan nhồi.
-
1996
Bắt đầu thi công tầng hầm theo phương pháp Topdown tại Việt Nam. Công trình Hà Nôi Inn (19 Phạm Đình Hổ).
-
1998
Phát triển lĩnh vực tư vấn thiết kế với việc thành lập Công ty cổ phần tư vấn kiến trúc xây dựng TT-As, Công ty liên doanh Sacidelta với đối tác Pháp.
-
2001
Hoàn thiện phương pháp semi-topdown, kết hợp với tường diaphragm wall, cọc barrette trong thi công tầng hầm.
-
2003
Thực hiện công nghệ bơm vữa gia cường đáy cọc đầu tiên tại Việt Nam.
1993
Năm 1986, chính sách mới của Đại hội Đảng VI đã gợi mở, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội để mở đường cho phát triển sản xuất. DELTA là một trong các doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt nam ra đời từ chủ trương đổi mới này.
Tháng 1 năm 1993, khi đang làm giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng thuộc Trường Đại học xây dựng, ông Trần Nhật Thành quyết định thành lập Công ty TNHH xây dựng dân dụng và công nghiệp DELTA.
DELTA đặc biệt bởi việc hội tụ những chuyên gia uy tín trong ngành xây dựng với mong muốn mang những kiến thức tích lũy được, những nghiên cứu lý thuyết vào ứng dụng thực tiễn. Phương hướng của công ty là đi vào những lĩnh vực khó đòi hỏi lương tâm và tri thức của đội ngũ nhân lực trình độ cao, áp dụng công nghệ xây dựng môt cách tối đa.
Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, DELA đã trở thành Tập đoàn Xây dựng lớn mạnh với 12 công ty thành viên, 2516 cán bộ kỹ sư, kiến trúc sư và hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Các công trình tiêu biểu trong rất nhiều các công trình mà DELTA đã thực hiện trên khắp mọi miền đất nước là: Bitexco Financial Tower, Dophin Tower, Keangnam Landmark, Sky City, Eden Center, Times City, Royal City, Goldmark City, Vinhome Center City, Vinpearl Phú Quốc….
Tập đoàn DELTA được đánh giá là nhà thầu hàng đầu trong thi công phần hầm công trình và là một trong năm công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
1994
Những ngày đầu mới thành lập đầy rẫy những thách thức. Nếu công ty chỉ làm những công trình thuần túy đơn giản thì rất khó tồn tại bởi vì xuất thân không như những công ty nhà nước có sẵn vốn, máy móc, tài sản, thiết bị. Những người thầy xác định yếu tố cạnh tranh chính là mang những kiến thức tích lũy được, nghiên cứu lý thuyết vào ứng dụng, phải làm sao gắn kết kỹ thuật và khoa học một cách hợp lý thì mới có thể thành công.
Thực tế, ngành xây dựng ở Việt Nam có sự khác biệt rất xa với thế giới. Các trường đại học đào tạo lý thuyết thì theo kiểu thế giới nhưng ứng dụng thực tế rất hạn chế. Do đó, công ty cần phải đi vào lĩnh vực khó hơn, đòi hỏi có chất xám, kiến thức chuyên sâu vững chắc.
Phương hướng hoạt động ban đầu chủ yếu là thực hiện các công trình nhỏ, khó, tính mỹ thuật, kỹ thuật cao. Đó là: Cải tạo nhà ở nhà làm việc thành khách sạn (khách sạn Hữu Nghị, Khách sạn Xuân Hồng); Nội thất cao cấp: phòng tiếp khách của bộ trưởng (bộ lâm nghiệp, bộ thương binh xã hội)… tiến tới làm các công trình theo tiêu chuẩn Âu Mỹ (như Câu lạc bộ báo chí, đại sứ quán Canada, khách sạn Sofitel Metropol, Khách sạn Hilton, khách sạn Lake Side, Lake View, chuỗi các khách sạn Victoria Sapa, Cần Thơ, Châu Đốc… DELTA đảm nhận trách nhiệm thiết kế kết cấu, triển khai kiến trúc và thi công theo mô hình chìa khóa trao tay (Tổng thầu). Sự khởi đầu có uy tín đó, được giới chủ đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng an toàn và mỹ thuật.
Và cho đến nay, với đội ngũ kĩ sư được đào tạo bài bản trong các trường đại học trong và ngoài nước cộng bề dầy kinh nghiệm trong quản lý, thi công qua hàng loạt những công trình có các tính chất, đặc điểm khác biệt nhau Delta đã phối hợp thành công với nhiều chủ đầu tư cũng như các nhà tư vấn, quản lý dự án để cùng thiết kế thi công công trình cũng như phối hợp trong vấn đề quản lý và giám sát nhằm đạt được hiệu quả tối ưu cho các dự án mà Delta tham gia.
1995
Từ những năm 1993-1994 khi Việt Nam bắt đầu phát triển nhà cao tầng, các cọc kích thước nhỏ không còn phù hợp và một số nhà thầu nước ngoài đưa công nghệ cọc khoan nhồi vào Việt Nam với giá thành xây dựng rất cao (tiền công khoan khoảng 200-250 USD/ 1m dài). Sau khi nghiên cứu, làm thầu phụ cho các công ty nước ngoài, DELTA đã quyết định nhập thiết bị chuyên dụng cho công tác thi công cọc khoan nhồi. Năm 1995, những công trình có hạng mục cọc khoan nhồi đầu tiên là Khách sạn Sheraton, Hanoi Inn. Thi công có chất lượng đảm bảo tuyệt đối an toàn, tiêu chuẩn tương đương với các công ty nước ngoài thực hiện, đã kéo giá thành xuống chỉ còn 50% so với giá thị trường thời điểm đó. Việc này góp phần lợi ích cho chủ đầu tư và xã hội rất nhiều.
Với các tổ công nhân chuyên nghiệp, hệ thống thiết bị và máy móc đồng bộ, hiện đại cho đến nay, DELTA đã thi công nhiều không kể hết những công trình móng cọc khoan nhồi trên địa bàn cả nước và trở thành Công ty hàng đầu của Việt Nam hiện nay trong lĩnh vực này. DELTA chính là nhà thầu thực hiện móng cọc khoan nhồi cho những công trình cao nhất Việt Nam như: Tòa tháp tài chính Bitexco 68 tầng, cao 262 m, phần móng khoan sâu 80 m dưới lòng đất (năm 2009), Keangnam Hanoi Landmark 72 tầng, cao 350m – móng cọc đặc biệt đường kính 2m, sâu 85m (năm 2011), Lotte Center Hanoi 72 tầng, cao 267 m (năm 2010).
1996
Công nghệ thi công Top-down (từ trên xuống) là công nghệ thi công phần ngầm của công trình theo phương pháp khác với phương pháp truyền thống: thi công từ dưới lên.
Trong công nghệ thi công Top-down người ta có thể đồng thời vừa thi công các tầng ngầm (bên dưới cốt ± 0,00) và móng của công trình, vừa thi công một số hữu hạn các tầng nhà, thuộc phần thân, bên trên cốt không (trên mặt đất). Dùng phương pháp này nhà thầu sẽ dùng các sàn bê tông tại các sàn tầng hầm như hệ chống cho tường vây trong suốt quá trình thi công đào đất tầng hầm.
Một số ưu điểm:
Các vấn đề về mặt bằng: không cần diện tích đào móng lớn hoặc đỡ tốn chi phí phải làm tường chắn đất độc lập. Đặc biệt đối với công trình giao thông dạng hầm giao thông, phương pháp này giúp sớm tái lập mặt đường để giao thông. Và có thể thi công kết hợp up-up phần thượng tầng và top down đối với phần ngầm (thông dụng đối với các công trình dân dụng có tầng ngầm) —-> đẩy nhanh tiến độ thi công.
Tiết kiệm chi phí: Không cần dùng hệ thống chống tạm (shoring) để chống đỡ vách tường tầng hầm trong quá trình đào đất và thi công các tầng hầm, không phải chi phí cho hệ chống phụ. Hệ thanh chống tạm này thường rất phức tạp vướng không gian thi công và rất tốn kém.
Tiến độ thi công nhanh: khi đang làm móng và tầng hầm vẫn có thể đồng thời làm phần trên được để tiết kiệm thời gian, (đương nhiên là phải tăng chi phí gia cường an toàn phần dưới nhiều hơn, còn nếu “tiết kiệm” tiến độ mà không bù lỗ được “chi phí” tăng do phải gia cường an toàn thì không cần làm nhanh, top-down phần ngầm trước rồi mới làm phần trên như đã thấy ở Hà nội. Sau khi đã thi công sàn tầng trệt, có thể tách hoàn toàn việc thi công phần thần và thi công phần ngầm. Có thể thi công đồng thời các tầng hầm và kết cấu phần thân.
Các vấn đề về móng (hiện tượng bùn nền, nước ngầm…): có một điểm lưu ý ở đây là trong đô thị thường có nhiều công trình cao tầng, nếu thi công đào mở (open cut) có tường vây, móng sâu và phải hạ mực nước ngầm để thi công phần ngầm, điều này dẫn đến việc thường không đảm bảo cho các công trình cao tầng kề bên (dễ xảy ra hiện tượng trượt mái đào, lún, nứt…), phương án thi công Top-Down giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, khi công các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt có thể giảm một phần ảnh hưởng xấu của thời tiết.
1998
Mang trong mình dòng máu của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng RACBT (thuộc Trường Đại học xây dựng), phòng thiết kế của DELTA sở hữu những kiến trúc sư, kỹ sư kết cấu tên tuổi cùng với kiến thức cập nhật, kinh nghiệm phong phú trong quá trình triển khai dự án của công ty. DELTA thời điểm đó là địa chỉ tìm đến của hầu hết các công ty xây dựng nước ngoài tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam.
Ngày 1/7/1998 đánh dấu thêm một nấc thang mới của DELTA trong lĩnh vực tư vấn thiết kế với việc thành lập Liên doanh Sacidelta cùng với Công ty kiến trúc Sacieg Cộng hòa Pháp. Sự kiện này là hoàn toàn tất yếu đối với sự phát triển của công ty khi hầu hết các dự án xây dựng hồi bấy giờ đều được đầu tư của nước ngoài.
Từ đây, DELTA càng lớn mạnh hơn nữa khi có thể thực hiện hầu hết các công việc của một dự án xây dựng: từ khâu thiết kế concept đến thi công hay tư vấn quản lý thi công. Các công ty hoạt động có tác động tương hỗ mang lại nhiều thuận lợi.
Sau đó, ngày 20 tháng 01 năm 2004, DELTA còn sản sinh ra một công ty chuyên về thiết kế nữa là Công ty Tư vấn Kiến trúc-Xây dựng TT-As (TT-Associates). TT-Associates đã từng bước khẳng định tên tuổi, vị thế của mình đối với nền kiến trúc Việt Nam và Quốc tế.
2001
Khi bắt đầu có yêu cầu thi công tầng hầm cho các nhà cao tầng, DELTA chủ động nhập thiết bị và công nghê thi công tường bê tông cốt thép trong đất ( Diaphragm wall, cọc barrette) giải quyết vấn đề tường chắn đất cho các tầng hầm sâu. Delta tự hào là Công ty xây dựng đầu tiên của Việt Nam ứng dụng, thi công thành công công nghệ thi công cọc Barrette, tường vây (Diaphragm wall) trong đất. Từ năm 2001 đến nay, Delta đã thi công trên 30 công trình sử dụng kết cấu cọc Barrette, tường vây trên các nền địa chất phức tạp, khó khăn khác nhau.
Trong công nghệ thi công tầng hầm sâu, các giải pháp quen thuộc là đào mở bottom up hoặc top-down. Đây là những công nghệ tương đối tiên tiến được sử dụng trên thế giới. DELTA đã tập trung tính toán những giải pháp phù hợp và đỡ tốn kém hơn nhiều đối với từng dạng công trình. Các giải pháp thông dụng ở trên thường kéo dài thời gian thi công và tốn kém hệ dầm thép chống tạm (shoring) hoặc hệ neo tường trong đất (earth anchoring). DELTA đã nghiên cứu sử dụng một phần tối thiểu sàn tầng hầm thay hệ chống tạm, làm giảm thời gian thi công và giá thành nhiều. Và giải pháp thi công tầng hầm sâu bằng công nghệ semi-topdown ra đời. Trong nhiều dự án cụ thể, giải pháp này có rất nhiều ưu điểm mang đến những hiệu quả kinh tế rất lớn: không cần các hệ chống hoặc neo tường trong đất như phương pháp bottom-up, thời gian thi công nhanh.
Các dự án có điều kiện thi công rất khó khăn đều được xử lý an toàn tuyệt đối bằng phương pháp semi-topdown như Khách sạn Apricot (Phú Gia cũ) 5 tầng hầm bên Hồ Hoàn Kiếm (2012), Trung tâm thương mại chợ 19/12 có 5 tầng hầm địa chỉ 41 Hai Bà Trưng (2011), Trung tâm thương mại EDEN diện tích mặt bằng 8800m2 với 6 tầng hầm (tầng hầm sâu nhất thành phố Hồ Chí Minh). Dự án rất thành công theo phương pháp này là dự án Royal City diện tích mặt bằng tầng hầm 110.000m2, 5 tầng hầm, sâu 25m (600.000m2 tầng hầm), 7 tòa nhà 30-40 tầng phía trên. Toàn bộ dự án được hoàn thành trong thời gian 32 tháng.
Hiện nay cũng phương pháp này DELTA đang thực hiện dự án 6 tầng hầm tại công trình D’Le Roi Solei tại số 2 Đặng Thai Mai, Hà Nội và rất nhiều các công trình khác.
2003
Được áp dụng lần đầu tại Việt Nam vào năm 1998 tại công trình cầu Mỹ Thuận do nhà thầu Baulderstone Hornibrook Engineering của Australia thi công tuy nhiên tại thời điểm đó các Công ty của Việt Nam chưa thể tiếp cận được công nghệ này. Delta là Công ty Việt Nam đầu tiên ứng dụng và triển khai thành công công nghệ này ở Việt Nam vào năm 2003 tại công trình Ever Fortune Plaza, số 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Đến nay Delta đã triển khai áp dụng rộng rãi công nghệ này tại Việt Nam tại nhiều công trình và đạt được ưu điểm vượt trội là làm tăng từ 60-150% sức chịu tải của cọc đạt hiệu quả kinh tế rất cao trong xây dựng.
Một số công trình sử dụng công nghệ bơm vữa đáy cọc khoan nhồi:
-Sky City Tower; số 88 Láng Hạ- Hà Nội; do Công ty TNHH Hanotex làm chủ đầu tư: 272 Cọc khoan nhồi D1000, D1200, D1400 sâu 48m.
-Dolphin Plaza; số 28 Trần Bình- Huyện Từ Liêm- Tp. Hà Nội; do Công ty cổ phần TID làm chủ đầu tư: 157 Cọc khoan nhồi D1500
-Tổ hợp công trình dịch vụ công cộng, VP và nhà ở; P. Mai Dịch- Q. Cầu Giấy- Tp. Hà Nội; do Công ty CP Xây dựng Hà Hải làm chủ đầu tư: 136 cọc.
-New Skyline; Lô đất CC2- Khu ĐTM Văn Quán- Yên Phúc , P.Văn Mỗ- Hà Nội; do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị (HUD) làm chủ đầu tư: 119 Cọc khoan nhồi D1500.
-Tổ hợp văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và nhà ở; Lô đất B-CQ1, Khu ĐTM Văn Quán – Yên Phúc, P.Văn Mỗ- TP. Hà Nội; do Công ty CP BIC Việt Nam làm CĐT: 75 cọc khoan nhồi D1200 sâu 80m.